Chào mừng bạn đến với Blog của lớp Kế toán 33A - Khoa Kinh Tế - Đại học Nông Lâm TPHCM

About us: Tập thể dễ thương vui tính & đoàn kết của lớp Kế toán A (DH07KEA) -Khoa Kinh Tế - Đại học Nông Lâm TPHCM
The lovable, funny and solidary community of Class Accounting A (DH07KEA)- Faculty of economics - Nong Lam University


Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

TB họp thí sinh tham gia ghi hình Rung Chuông Vàng 2009

Thông báo
(V/v: TB họp thí sinh tham gia ghi hình Rung Chuông Vàng 2009)
Vòng loại cuộc thi Rung Chuông Vàng tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tuyển chọn được 100 thí sinh xuất sắc nhất tham gia cuộc thi chính thức và 05 thí sinh dự bị (danh sách đính kèm). Để cuộc thi chính thức diễn ra đạt chất lượng cao, Ban thư ký Hội Sinh viên trường thông báo đến các thí sinh và tất cả các bạn sinh viên một số nội dung sau:
BTK Hội Sinh viên trường thân mời tất cả các bạn thí sinh chính thức và dự bị tham gia cuộc họp phổ biến nội dung, quy chế cuộc thi và nhận vé mời tham gia vào lúc 17h00 ngày 21/04/2009 tại Hội trường PV100 – Khu Phượng Vỹ. Vì tính chất quan trọng của buổi họp, BTK Hội Sinh viên trường đề nghị các bạn tham gia đầy đủ và đúng giờ.
- Buổi ghi hình chính thức sẽ diễn ra vào lúc 18h00 ngày 27 tháng 04 năm 2009 tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng – Số 283 Lãnh Binh Thăng - Quận 11. Nhà trường sẽ bố trí 03 xe cho 150 bạn cổ động viên tham gia cổ vũ lúc 16h30 tại Khu Phượng Vỹ.
Nhà trường khuyến khích các bạn cổ động viên tự sắp xếp phương tiện di chuyển tham gia cổ vũ để tạo không khí cho buổi thi đấu của trường. BTK Hội Sinh viên trường sẽ xin phép Ký túc xá mở cửa đến 12h30 để các bạn ở Ký túc xá có điều kiện tham gia cổ vũ.
- Khuyến khích các Chi Hội, Liên Chi Hội chủ động làm banderol, biểu ngữ, nón, ... và các vật dụng cổ động khác để cổ động cho thí sinh của đơn vị mình và cho trường.
Lưu ý, không được mang trống và các phương tiện ghi hình khác vào trường quay.

Rất mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn.



--
---------------------------------------
Thông tin Đại Học Nông Lâm
Phòng CTSV : 119 nhà Phượng Vỹ ĐHNL
website: http://nls.hcmuaf.edu.vn
DH Nong Lam - Danh sach tham gia chuong trinh.xls
38K Xem ở dạng HTML Mở ở dạng bảng tính Google Tải xuống

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2009

Bài viết hơn 1 tỉ người đọc và đã khóc

Gửi các bạn sinh viên!
Bài viết này hơn 1 tỉ người đọc và đã khóc: http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=2904&ur=tdinhly
Thân ái!

--
------------------------------
---------
Thông tin Đại Học Nông Lâm
Phòng CTSV : 119 nhà Phượng Vỹ ĐHNL
website: http://nls.hcmuaf.edu.vn

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2009

TB đóng học phí qua Ngân hàng_new

Kính gửi toàn thể sinh viên!

Để tạo điều kiện thuận tiện cho sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí được nhanh chóng đúng thời gian quy định. Nhà trường đã kết hợp với ngân hàng thực hiện việc thu học phí và chuyển nộp học phí của sinh viên đang theo học các hệ đào tạo thông qua tài khoản ngân hàng và thẻ ATM như sau : ( Co file dinh kem)

1. Thời gian thực hiện :

Trong tháng 04/2009 nhà trường phối hợp với ngân hàng tiến hành triển khai và hướng dẫn các thủ tục đóng học phí, chuyển nộp học phí qua thẻ ATM

Đầu tháng 5/2009 : thực hiện việc thu học phí qua ngân hàng.

2. Hình thức triển khai và thực hiện:

Nhà trường sẽ tổ chức buổi hướng dẫn cụ thể và giải đáp thắc mắc ý kiến của sv theo lịch như sau: (chia thành 2 đợt)

1. Đợt 1: Dành cho SV chính quy:( Đại học,Cao đẳng, Liên thông,Trung cấp chuyên nghiệp)

Thời gian: 9g00 ngày 14/4/2009

Địa điểm: Hội trường R100 – Rạng Đông

2. Đợt 2: SV hệ Vừa học Vừa làm

Thời gian: 17g30 ngày 10/04/2009

Địa điểm: Hội trường R100 – Rạng Đông

Kính đề nghị lớp trưởng các lớp nhận được thông báo này, thông báo cho các bạn cùng lớp được biết để thực hiện.

Trân trọng thông báo!



--
---------------------------------------
Thông tin Đại Học Nông Lâm
Phòng CTSV : 119 nhà Phượng Vỹ ĐHNL
website: http://nls.hcmuaf.edu.vn
Trả lời
Trả lời tất cả
Chuyển tiếp



Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

Bức thư tình đầu tiên

Em ơi, hôm nay trăng cao thế! Anh ngồi trên cái ghế đặt đong đưa trên cành khế viết cho em 1 bức thư tình thật tê, mong em đọc xong sẽ phê, mong em đọc xong sẽ mê, để sau này anh có lộ máu dê thì em cũng đừng chê là anh ghê mà bỏ anh đi về. hề!

Xa em mới mấy ngày mà anh tưởng tượng như là đã xa em hàng mấy chục năm trời rồi á! Giờ gặp lại chắc em già yếu xấu xí lắm nhỉ? Nhưng anh không quan trọng điều đó đâu em à. Dù em có xấu xí như Tây Thi dưới trần hay Hằng Nga trên trời thì anh cũng xin yêu em đến hết đời. Tình này mãi không thay đổi, mặc xác cho mấy ông Các Mác Lênin cứ nói rằng sự vật luôn biến đổi không ngừng, rằng vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất... chi chi á.

Em có biết rằng, được ở gần em, anh thấy vui lắm lắm. Khi em cười, mùa xuân vây quanh, trăm hoa đua nở anh cắt đem ra chợ bán được ứa tiền xài; muôn chim reo ca anh bẫy hết đem ra chợ bán cũng được ứa tiền xài (chứ tụi nó cứ reo ca ầm ĩ quá, bà hàng xóm chửi). Nhờ em mà anh trở nên giàu có, thử hỏi anh còn yêu ai hơn em được nữa?

Mãi vui như thế em nhé! Em mà buồn, anh cũng thấy buồn, có con chuồn chuồn bay ngang anh bắt làm mồi anh nhậu cho đỡ buồn. Khổ nỗi nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm, vung tay chém xuống nước, nước văng tung tóe, ôi thôi hỏng hết mấy con mồi!

Em có biết là xa em anh thấy tồi tệ thế nào ko? Ngày anh quên ăn, đêm anh quên ngủ. Bù lại đêm anh ăn như hạm, ngày anh ngủ như điên. Riết rồi giờ anh mập thù lù như cái lu, đồ ăn nhồi nhét vào não, khiến ngày anh càng ngu. Này nhé, đêm anh đọc sách mà quên bật đèn, xem tivi mà quên cắm điện, diện áo đẹp thì lại quên mặc quần, anh mần chi cũng hỏng.

Là 1 người nghệ sĩ yêu em, em luôn tạo cho anh nguồn cảm hứng bất tận để viết blog câu pageviews và comments. Thử hỏi, không có em, đời anh vô vị đến chừng nào? Yêu anh em nhé! Yêu là cưới đấy nhé! Anh sẽ tốt với em, sẽ lo lắng, quan tâm em,.. làm đủ thứ để trở thành 1 thằng chồng tốt trong mắt em. Đặc biệt, anh sẽ cố bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, còng lưng gánh vác, lo làm lo ăn như trâu như bò để kiếm tiền, rồi anh sẽ xây cho em 1 căn nhà thật đẹp, thật lộng lẫy, đến mức tụi khủng bố tưởng nhà của Tổng Thống Mỹ, nó tới đặt bomb rồi nhà mình sẽ được lên BBC. Mỗi phòng của căn nhà sẽ như 1 nhà tù vững chắc để con chúng ta không thể trốn đi chơi lêu lổng, để em yên tâm rằng người ta sẽ ko thể nói “con hư tại mẹ” được. Mỗi hành lang là 1 con đường thật đẹp, đầy hoa, và thật rộng, rộng đến độ 5 cái quan tài khiêng qua 1 lúc vẫn lọt. Anh sẽ tự tay thiết kế ngôi nhà đó, nó sẽ giống như 1 tòa lâu đài kiên cố, cháy thì hết đường chạy! Em nhé!

Người ta thường bảo “nói dài nói dai đâm ra nói dại”. Thôi, anh không dám nói nữa, anh không muốn phải đi chích ngừa chỉ vì tỏ tình với em. Đêm đã khuya, em hãy ngủ đi! Đêm nay mong em vắt chân lên trán suy nghĩ về tình cảm anh dành cho em! Điều đàng hoàng cuối cùng anh có thể nói với em là: ANH YÊU EM!

Đọc xong lá thư này, anh cá là đêm nay em sẽ gặp ác mộng! Nếu sai, anh... kùi! Nhưng em yên tâm, trong cơn mơ, anh sẽ là Superman của em!

-----------------------------------------------------

Cái nài tớ chôm bên blog của anh Trần Uy, thấy zui wá nên tớ post cho pà kon cùng xemhìhì

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2009

BCG Triết lý con bò sữa và Chiến lược tập đòan

"...để trở thành một tập đoàn, doanh nghiệp cần tập trung phát triển năng lực lõi, thế mạnh lớn nhất của mình...". Muốn trở thành tập đoàn lớn, các doanh nghiệp phải có định hướng, phát triển dựa trên năng lực lõi. Làm sao để đưa một công ty có quy mô trrung bình thành tập đoàn trong 5 – 10 năm? Đây là câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong việc hoạch định chiến lược. Con đường trở thành một tổng công ty có thực lực và hiệu quả không hề dễ dàng. Nhưng tại Việt Nam, chỉ trong vòng vài năm qua đã xuất hiện hàng loạt tổng công ty bề thế, đa ngành. Liệu điều này có thực sự là một tín hiệu khả quan?

Vốn lớn là tập đoàn?Đầu thập niên 1990, nhiều tổng công ty ra đời và được kỳ vọng có nguồn lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng sau nhiều năm, các tổng công ty này chỉ đạt được hình thức bề rộng chứ không đạt được tầm vóc thật sự của một công ty đầu đàn.Điệp khúc thiếu vốn và công nghệ lạc hậu thường được các lãnh đạo nêu lên để biện hộ cho sự yếu kém. So về vốn, đất đai, nhà xưởng,… thì những công ty này có ưu thế hơn các tập đoàn của Hàn Quốc, Đài Loan trong cùng giai đoạn phát triển.Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lạm phát cao như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ rõ việc đầu tư thiếu hiệu quả.Các “ông lớn” này không cải tiến đáng kể lĩnh vực chuyên môn, trong khi đó lại đầu tư hơn 100 nghìn tỷ đồng vào tài chính, địa ốc. Hậu quả là họ có nguy cơ thua lỗ cao và mất vốn.Như vậy, mục tiêu trở thành những tập đoàn hàng đầu, kinh doanh hiệu quả, có thể huy động vốn từ cổ đông không thể thực hiện được. Giá trị cổ phiếu nhiều công ty rớt hơn 70%, làm mất niềm tin của nhà đầu tư. Vì thế, chuyện trở thành tập đoàn hàng đầu là điều không tưởng.Nhiều công ty lý giải việc phát triển thiếu vững chắc và bị giảm giá trị là do yếu tố khách quan của thị trường. Tuy nhiên, nều phân tích kỹ, các doanh nghiệp này đều có chung một điểm là sử dụng thương hiệu và nguồn vốn sinh lợi từ sản xuất kinh doanh chính để đầu tư vào các ngành khác.

Ma trận BCGĐa dạng hóa đầu tư là điều tất yếu trong tiến trình phát triển quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị cạnh tranh bền vững lại là chuyện đau đầu của nhiều doanh nghiệp.Theo lý thuyết quản trị, các tập đoàn lớn thường áp dụng đầu tư theo phương thức thiết lập Ma trận BCG (Boston Consulting Group). Phương pháp này chia hoạt động của công ty thành 4 nhóm:•
Nhóm I: Đang hoạt động sinh lợi ổn định gọi là con bò sữa.•
Nhóm II: Các hoạt động có cơ hội sinh lợi lớn cần nguồn vốn đầu tư gọi là các ngôi sao.•
Nhóm III: Các hoạt động có tiềm năng sinh lời cao nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro gọi là các dấu hỏi.•
Nhóm IV: Các hoạt động đang thua lỗ, khó có cơ hội phát triển gọi là các chú chó ốm.
Theo lý thuyết này, một doanh nghiệp vươn lên thành tập đoàn theo chiến lược: Dùng lợi nhuận của nhóm con bò sữa đưa vào nhóm các ngôi sao và nhóm dấu hỏi để phát triển các nhóm này. Riêng nhóm các chú chó ốm thì nhanh chóng bán đi để thu vốn. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đi theo con đường này. Chẳng hạn như Sabeco, Công ty này đã vắt sữa bò từ hoạt động kinh doanh bia, nước giải khát để đổ vốn vào các ngôi sao là chứng khoán, địa ốc và một số dấu hỏi như du lịch…Với cách thức này, Sabeco đã tạo ra cảm giác tập đoàn có quy mô kinh doanh hùng mạnh với nhiều công ty đa ngành. Từ đó, Sabeco thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu.Tuy nhiên, khi tiếp cận các báo cáo kinh doanh của Sabeco, nhiều nhà đầu tư thất vọng. Với số vốn điều lệ lên đến 6.000 tỷ đồng nhưng nguồn vốn cho lĩnh vực chính là bia, nước giải khát chỉ chiếm khoảng 1/3, số còn lại là những ngành không phải thế mạnh của Sabeco.Do đó, tỷ suất lợi nhuận của tập đoàn này quá thấp so với danh tiếng thương hiệu. Nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại các công ty lớn của Việt Nam như REE, Kinh Đô…Như vậy, để mở rộng quy mô, chiến lược của doanh nghiệp là gì? Theo tìm hiểu, các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Hyundai, Mitsui… đã phát triển không theo lý thuyết cứng nhắc của BCG mà linh động hơn: Đầu tư, bồi bổ cho con bò sữa luôn khỏe mạnh để tạo ra nhiều sữa chứ không phải vắt sữa con bò này để hỗ trợ ngôi sao, dấu hỏi và chó ốm.Sau giai đoạn suýt phá sản vào cuối thập niên 1990, Samsung đã tập trung bồi bổ con bò sữa là chip điện tử. Khi con bò sữa này mập mạp hơn, họ huy động vốn để phát triển những lĩnh vực khác.Trở lại thị trường Việt Nam, Sabeco là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nước giải khát với nhãn hiệu bia 333 và Sài Gòn đỏ. Sức cạnh tranh của họ không kém các nhãn bia hàng đầu thế giới trong thị trường nội địa. Kinh Đô với sản phẩm bánh ngọt đã đánh dạt được hàng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. REE đang có thị trường điện lạnh với nhu cầu rất lớn tại Việt Nam.Tiếc thay, các công ty này không tiếp tục bồi bổ con bò sữa để thu hoạch nhiều sữa, mà dồn nhiều vốn vào các ngôi sao như tài chính và bất động sản để kiếm siêu lợi nhuận.

Ma trận BCG đã lỗi thời?Người bác bỏ phương thức khai thác con bò sữa để đưa nguồn lực vào các ngôi sao và dấu hỏi chính là Harold S. Geneen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Điện thoại và Điện tín Quốc tế (ITT). Harold phủ nhận thuyết khai thác bò sữa của BCG và đã minh chứng bằng chiến lược đầu tư hiệu quả trong suốt 20 năm tại ITT.Trên con đường phát triển, ITT đã dung nạp rất nhiều công ty khác ngành như du lịch, bán thực phẩm, cơ khí… Nhưng đó là sự dung nạp những công ty hoạt động độc lập với bộ máy quản trị giỏi ở từng lĩnh vực. Và tất cả công ty cùng tiến chứ không có chuyện lấy nguồn lực của công ty này đổ sang công ty kia. Phương thức của Harnold là: Nếu một công ty vắt sữa bò của mình đem nuôi một hoặc nhiều ngôi sao khác sẽ gây nên vấn đề thiếu nguồn lực để tải đầu tư phát triển, đội ngũ nhân lực ngày càng suy yếu.Do vậy, cần đầu tư nguồn lực vào con bò sữa để nó luôn là con bò sữa tốt của tập đoàn.Đối với các chú chó ốm, cần phải củng cố, vực dậy để bán với giá tốt chứ không phải đem bán tống bán tháo chỉ để được một số tiền ít ỏi.

Kết luậnNhư vậy, để trở thành một tập đoàn, doanh nghiệp cần tập trung phát triển năng lực lõi, thế mạnh lớn nhất của mình. Đừng vì những lợi ích trước mắt mà dàn trải nguồn lực và nhân lực cho những lĩnh vực không phải là chuyên môn. Chỉ có thế, doanh nghiệp mới phát triển bền vững lâu dài.

Harold S. Geneen – Người bác bỏ thuyết BCG: Harold S. Gennen (1910 – 1997) được xem là một trong hai Giám đốc Điều hành giỏi nhất nước Mỹ. Năm 1959, Harold lãnh đạo ITT khi công ty này đang suy thoái. Doanh thu của ITT năm 1961 chỉ vào khoảng 700 triệu đô-la Mỹ và lợi nhuận thực chưa đến 20 triệu đô-la Mỹ.Suốt 17 năm lãnh đạo, ông đã đưa doanh thu hàng năm của ITT lên 17 tỷ USD, lợi nhuận trên 500 triệu USD. Đáng nói, mức tăng trưởng của ITT vẫn đều đặn bất chấp các cuộc khủng hoảng trong suốt nhiều năm liền.Từ một công ty chuyên về thiết bị viễn thông và quản lý điện thoại, Harnold đã đưa ITT trở thành tập đoàn đa ngành nhưng không phát triển theo dạng những công ty nhỏ hợp thành công ty lớn, mà mỗi công ty đều hùng mạnh trong lĩnh vực của mình.Chẳng hạn, Continetal Baking nổi tiếng với chuỗi cửa hàng bánh mì. Sheraton đứng thứ hai thế giới về lĩnh vực khách sạn. Hartford là công ty bảo hiểm lớn thứ 4 thế giới….ITT đã trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới với nhiều công ty hoạt động độc lập dưới sự quản trị thống nhất, luôn được xếp trong 20 tập đoàn công nghiệp lớn nhất thế giới.Quyển hồi ký của Harold nhanh chóng trở thành best seller về kinh doanh và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Nguồn

http://www.massogroup.com

Ma trận SWOT - Nguồn gốc và ý nghĩa!

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

I. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm 1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi, chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm.

Trên thực tế, các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng: làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn.

Để tạo ra mắt xích này, năm 1960, Robert F. Stewart thuộc Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park, California, đã tổ chức một nhóm nghiên cứu với mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, điều mà ngay nay chúng ta gọi là “thay đổi cung cách quản lý”.

Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Và sau cùng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Tiến sĩ Otis Benepe đã xác định ra “Chuỗi lôgíc”, hạt nhân của hệ thống như sau:

1. Values (Giá trị)
2. Appraise (Đánh giá)
3. Motivation (Động cơ)
4. Search (Tìm kiếm)
5. Select (Lựa chọn)
6. Programme (Lập chương trình)
7. Act (Hành động)
8. Monitor and repeat steps 1 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT.

Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu.

Bước thứ hai được điều chỉnh thành “Nhóm sẽ làm gì?” với từng phần trong danh mục. Quá trình lập kế hoạch này sau đó được thiết kế thông qua phương pháp “Thử và sai” mà kết quả là một quá trình gồm 17 bước, bằt đầu bằng SOFT/SWOT với mỗi mục ghi riêng vào từng trang.

Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd.

Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài.

II. Vai trò và ý nghĩa của SWOT.

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, chẳng hạn một:

- công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy...),
- sản phẩm hay nhãn hiệu,
- đề xuất hay ý tưởng kinh doanh,
- phương pháp
- lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới...),
- cơ hội sát nhập hay mua lại,
- đối tác tiềm năng,
- khả năng thay đổi nhà cung cấp,
- thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực,
- cơ hội đầu tư.

Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.

Chủ đề phân tích SWOT cân được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân tích.

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một công ty, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.

Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:

- Văn hóa công ty.
- Hình ảnh công ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nhân lực chủ chốt.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực.
- Kinh nghiệm đã có.
- Hiệu quả hoạt động.
- Năng lực hoạt động.
- Danh tiếng thương hiệu.
- Thị phần.
- Nguồn tài chính.
- Hợp đồng chính yếu.
- Bản quyền và bí mật thương mại.

Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:

- Khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Xu hướng thị trường.
- Nhà cung cấp.
- Đối tác.
- Thay đổi xã hội.
- Công nghệ mới.
- Môi truờng kinh tế.
- Môi trường chính trị và pháp luật.

Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích
(theo kienthuctaichinh.com)

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2009

Watch The New "X-Men Origins: Wolverine" Trailer

Ngay khi trải qua kỳ thi học kỳ 2 đầy gian nan vất vả, chúng ta sẽ có một món quà sắp đến vào ngày 1/5 , đó là bộ phim rất nổi tiếng được biết đến trên toàn thế giới : "X-Men Origins: Wolverine" - tạm dịch theo tiếng Việt là "Sự trả thù của người sói" do diễn viên nổi tiếng Hugh Jackman vai chính và nhiều diễn viên khác rất nổi tiếng, nhiều diễn đàn còn đặt tên bộ phim là Hot Men, ngoài tên chính là X-Men ra, nhưng sự thật là như thế! ^^

X-Men Origins: Wolverine được xem là phần 4 của X-Men Collection, sau X-Men(2000), X-Men United(2003) và X-Men: The last stand (kháng cự cuối cùng - 2006) [đặc biệt phần này coi cảm động, phải lựa chọn giữa tình yêu và nhân loại, những kỷ niệm giữa 2 người quay về trong lúc ra quyết định => mình thuộc câu cuối cùng của fim "I die for you"]

Hugh Jackman tiếp tục vào vai dị nhân Wolverine tìm cách trả thù....

Phim sẽ ra mắt khán giả vào 29/4 ở Anh và 1/5 tại Mỹ, và 15/5 ở Việt Nam
Sau đây là bản Trailer của "X-Men Origins: Wolverine". Mời mọi người xem nhé!

Life memories


Hội trại Khoa Kinh tế 16/11/2008 - a night to remember
KEA pro lém nha, cổng trại đoạt giải nhì, văn nghệ đoạt giải nhì, thắng 2 trò chơi lun^^
Đặc biệt là cái trò bật nhạc nhảy rùi cả hội kéo nhau "múa lửa" tới sáng, kaka

Quân sự 12/5/2008- unforgettable memories